Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Audio book Không bao giờ biết giận

Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Khong-bao-gio-biet-gian-522.html

Giới thiệu cuốn sách:
Ngày xưa, một phú ông nọ có cô con gái rất xinh. Nhiều trai bản mê nàng, nhờ người mối lái, nhưng đều bị phú ông từ chối.
Phú ông thường nói với mọi người :
- Tôi không cần rể lắm vàng, nhiều bạc mà chỉ cần một người thông minh lanh lợi. Bình sinh tôi không bao giờ biết giận, nếu người nào có tài làm cho tôi nổi giận thì người đó sẽ xứng đáng làm rể tôi.
Nghe lời thách của phú ông, nhiều chàng trai bản trên làng dưới đã lần lượt trổ tài nhưng bao nhiêu cách chọc tức của họ đều bị phú ông coi như nước lã. Lão không những không hề tỏ chút giận dữ, lắm lúc lại còn cười phá lên làm cho những người bấy lâu tự cho mình là thông minh lanh lợi đều khoanh tay. Duy chỉ có chàng Mồ Côi ở làng bên là chưa chịu.
Một hôm Mô Côi đến xin ở thuê cho phú ông. Chàng không cho biết mình có ý định làm rể, về phần phú ông cũng coi chàng như những người làm công khác.
Mô Côi chăm chỉ làm hết mọi việc được giao, phú ông mừng vì mướn được người chăm làm và cẩn thận.
Một buổi sáng, Mô Côi rủ phú ông đi săn, tuy rất thích đi săn nhưng khốn nỗi nhà không có chó săn, cho nên thấy Mô Côi rủ, phú ông nói đùa :
- Không có chó săn thì đi săn sao được ! Hay là mày làm chó săn nhé !
Nghe phú ông nói, Mô Côi không những không chạnh lòng mà còn hí hửng nhận lời ngay, chàng đáp :
- Được ! Được ! Ông cứ đưa con đi. Con sẽ chạy đuổi thú cho ông coi !
Phú ông liền tay tên tay nỏ rảo cẳng đi trước, Mô Côi ngoan ngoãn theo sau. Tới một khu rừng rậm, phú ông ném một hòn đá vào trong bụi cây rồi xuỵt chó. “Con chó” ngoan ngoãn lách qua gốc lau, búi cỏ, tìm mồi. Đến trưa “chó” bắt được một con cầy lôi tới cho chủ. Phú ông mừng rỡ khen con chó thạo săn, rồi sai Mồ Côi vác mồi về. Mô Côi nói :
- Chó không biết vác đâu, ông chủ hãy vác lấy chứ !
Phú ông đành phải vác con cầy lên vai đem về nhà. Bấy lâu không quen làm việc nặng, nay phải vác con cầy lão vừa đi vừa thở hồng hộc, mồ hôi vã ra như tắm. Về đến nhà lão đặt con cầy xuống sân thở hổn hển, rồi bảo Mô Côi đem cầy làm thịt.
Mô Côi lại đáp :
- Chó không biết làm thịt đâu, ông chủ muốn ăn phải tự tay làm lấy !
Phú ông lại phải vén tay vào mổ thịt cầy. Làm xong lão lại sai Mô Côi nấu. Mô Côi lại nói :
- Ông chủ lạ quá ! Chó xào nấu thế nào được, ông muốn ăn thì hãy đi làm lấy !
Phú ông thấp lý, đành chúi đầu vào bếp, trong khi ấy Mô Côi vào nhà đánh một giấc dài. Khi thịt đã chín, phú ông múc ra đĩa, bát, bày lên mâm rồi bảo Mô Côi dậy đi mua rượu.
Mô Côi gắt :
- Ông chủ điên rồi à ! Chó không biết mua rượu đâu ! Ông muốn uống, thì phải đi mua lấy !
Tuy bị người ở gắt, phú ông cũng không chút giận dữ, lão đứng lên, quấn lại cái khăn, tự tay cầm chai lên xóm trên.
Trong khi phú ông đi vắng, Mô Côi ngồi vào bàn ăn ăn hết các món xào, món xáo, món chả, món canh. Ăn chán rồi, chàng đổ bát canh lênh láng ra mâm, sau đó lại chui vào giường nằm ngủ tiếp.
Phú ông đưa rượu về đến nhà, thấy bát đĩa ngả nghiêng, thịt thà tung tóe khắp mâm bèn gọi Mô Côi :
- “Chó” đâu ? Ai ăn hết các món rồi lại đổ bừa bãi ra cả mâm như thế kia ? Sao “chó” không coi giữ cho chủ ?
Mô Côi nói vọng từ trong nhà ra :
- “Chó” ăn đấy ! Người già thường bảo mãi “chó treo mèo đậy”. Thế mà ông chủ chả thèm treo mà cũng không thèm đậy. Đời nào chó chê thịt chê cơm. Thôi ! Ông ạ ! Có tiếc của thì hãy hớt thịt đổ ở trên mâm mà ăn vậy.
Phú ông không nói thêm một lời. Lão cất chai rượu rồi quay ra thu dọn bát đĩa, quét sạch xương xẩu, rồi thản nhiên ngồi vào bàn ăn. Mô Côi liền nhổm dậy, đi đến gần phú ông hỏi :
- Ông ơi ! Hôm nay con làm phiền ông nhiều quá. Ông có giận con chút nào không ?
Phú ông mỉm cười đáp :
- Mày đừng lo ! Ông giận mày thì ông còn ở với ai được.
Sáng hôm sau hai thầy trò lại đi săn. Lần này theo ý phú ông, Mô Côi đóng vai ông chủ còn lão thì làm “chó”, ý định của lão là trả miếng lại Mồ Côi. Mồ côi luôm mồm huýt sáo gọi “chó”. Đến trước những bụi có nhiều gai góc Mô Côi ném đá vào rồi xuỵt “chó” rúc vào. “Chó” không chịu chui vào bụi gai, sẵn gậy trong tay Mô Côi đánh “chó” túi bụi và mắng nhiếc hết lời, rồi chàng lại co chân chạy khắp nơi làm cho “chó” cũng phải cố chạy thật nhanh để cho kịp “chủ”.
Đến khi mặt trời đứng bóng, Mô Côi cũng bắt được một con cầy hương, chàng vờ sai phú ông :
- “Chó” vác cầy về nhà nhé !
Phú ông đắc chí nói :
- “Chó” không biết vác đâu... Ông chủ phải vác lấy !
Mồ Côi giả vờ chép miệng, miễn cưỡng vác cầy lên vai, về đến nhà chàng lại nhờ phú ông làm thịt với mình một tay. Nhưng phú ông đã nói :
- “Chó” không biết làm thịt đâu.
Mồ Côi lại giả vờ chép miệng làm một mình. Làm thịt xong bỏ vào nồi, Mồ Côi lại nhờ phú ông đun lửa hộ, phú ông đáp :
- “Chó” không biết đun lửa đâu.
Mồ Côi lại giả vờ mệt nhọc vì phải làm lấy tất cả. Khi mặt trời vừa gác núi thì chảo thịt đã chín, chàng gắp thịt ra đĩa, múc canh ra bát, đem bày biện ở trên bàn. Rồi chàng lấy xích sắt ra xích cổ phú ông lại và bảo :
- “Chó treo mèo đậy”. Ta không treo được thì ta xích “chó” lại, “chó” hãy ngồi đây trông nom bàn thịt cho ta để ta lên làng trên mua chai rượu. Nghe chưa ?
Phú ông tưởng hắn nói đùa nhưng không ngờ hắn làm thật. Lão đành chịu xích ngồi trước bàn thịt đang tỏa mùi thơm phưng phức.
Mua được rượu về, Mồ Côi ung dung ngồi vào bàn ăn uống, chàng gắp ăn hết miếng này đến miếng khác, uống cạn chén nọ đến chén kia và không quên vứt xương cho “chó”. Mồi lần vứt Mồ Côi lại nói :
- Người ăn thịt chó gặm xương. Đấy thưởng cho chó đấy, ăn đi.
Phú ông không nói không rằng, quay mặt đi. Ăn no uống say rồi. Mồ Côi mới tháo xích thả “chó” ra. Một lát sau Mồ Côi bước theo hỏi :
- Ông ơi ! Con làm phiền ông như vậy, ông có giận con không ?
Phú ông vẫn bình tĩnh trả lời :
- Giận mày làm gì ! Ông giận mày thì ông còn ở được với ai ?...
Hai lần làm nhục phú ông, Mồ Côi đinh ninh là thế nào lão cũng phát khùng, nhưng lão vẫn cứ bình thản, Mồ Côi lấy làm chột dạ. Tuy vậy chàng vẫn cố tìm mẹo khác.
Một hôm Mồ Côi rủ phú ông đi buôn bông. Hồi ấy đi buôn bông rất có lãi nên rất khó mua. Tuy vậy nhờ tài tháo vát, Mồ Côi cũng mua được hai bồ bông. Khi đem gánh bông lại cho phú ông chàng nói :
- Bông ở đây vừa trắng lại vừa tốt đem về bán ở nơi ta thì ông kiếm một vốn bốn lãi ngay. Con còn phải ở lại mua thêm một gánh nữa, ông hãy về trước và gánh giúp con gánh bông này về nhà. à, con đã nện chặt bông rồi, trong khi đi đường, ông đừng xếp lại nữa nhé.
Nghe Mồ Côi nói, phú ông vui lòng gánh về. Nhưng lão biết đâu đến đêm Mồ Côi đã chui vào ngồi ở trong một bồ rồi phủ kín bông lên.
Sáng dậy, phú ông không thấy Mồ Côi đâu, cho là chàng đã đi từ sớm tìm mua thêm hàng. Lão liền gánh hai bồ bông lên đường, gánh bông quả là nặng làm cho phú ông rất vất vả.
Nhưng nghĩ tới số bạc bỏ ra, lão đành ì ạch cố tha được hai bồ bông về tới nhà.
Về đến nhà, đặt gánh xuống, phú ông ngồi phệt xuống bên gánh thở hồng hộc.
Bỗng Mồ Côi từ trong một cái bồ chui ra, làm cho phú ông giật mình, lão trợn tròn đôi mắt nhìn Mồ Côi, chàng nhoẻn miệng cười rồi hỏi :
- Ông gánh nặng, mệt lắm phải không ? Con xin ông tha lỗi cho nhé. Bây giờ ông mới hiểu rõ những người gồng gánh thì vất vả mệt nhọc như vậy đấy.
Phú ông tức giận nhưng vẫn bình tĩnh hỏi Mồ Côi :
- Cái thằng này vào trong bồ bông từ lúc nào ? Thế ra mày bắt tao phải gánh cả mày từ sáng đến giờ đấy phải không ? Cái thằng tệ quá ! Mày làm tao suýt chết mệt vì mày đấy. Thế mày không ở lại tìm mua thêm bông cho tao à ?
Mồ Côi vẫn cười, rồi trả lời :
- ở đó hết bông rồi ! Muốn mua nữa thì phải đến chợ khác.
Phú ông nghiêm nét mặt trách :
- Thế mà hôm qua mày lại lừa tao ! Đồ mất dạy !
Mồ Côi đến bên cạnh hỏi :
- Con làm phiền lòng ông như vậy, ông có tức giận không ? Phú ông thản nhiên đáp :
- Tao giận mày thì còn ở được với ai ?
Vài hôm sau phú ông lại rủ Mồ Côi đi buôn bông. Lão định bụng sẽ trả miếng Mồ Côi cho hả giận. Mồ Côi nhận lời, chuyến này Mồ Côi cũng xông xáo khéo tìm và mua được hai bồ bông đầy như trước, hôm sắp ra về phú ông bảo Mồ Côi :
- Sáng mai mày hãy gánh hai bồ bông về trước, tao còn ở lại để đi thăm một người bạn rồi sẽ về sau.
Mồ Côi đã biết ý định của lão nhưng cũng giả vờ làm như không biết, vui vẻ nhận lời. Đêm hôm ấy, phú ông lừa lúc Mồ Côi ngủ, chui vào ngồi gọn ở trong bồ và phủ kín một lớp bông lên.
Sáng hôm sau Mồ Côi xỏ đòn, quẩy gánh thẳng đường về nhà làm như không biết gì cả.
Đi đến một cái cầu có hai tấm ván hẹp bắc ngang qua một con suối sâu, Mồ Côi đặt hai bồ bông xuống bên mép cầu ngồi nghỉ.
Ngồi một lúc chàng lại đủng đỉnh đi ra xa hóng mát. Phú ông đang ngồi trong bồ bỗng nghe tiếng Mồ Côi gọi giật giọng từ đằng xa :
- Bác dắt trâu kia ơi ! Bác đừng để trâu chạm vào hai cái bồ bông của cháu mà nó lăn xuống vực sâu đấy.
Phú ông ngồi trong bồ nghe nói tưởng có người dắt trâu sắp đi qua cầu, lão vội chui ra khỏi bồ nhưng vì hai cái bồ đặt sát mép cầu nên phú ông chỉ hơi cựa mình có một tý đã lăn tùm xuống suối, nước suối chảy xiết, cuốn cái bồ đi băng băng. Phú ông quẫy mãi mới chui ra được, sau đó bơi vào bờ. Giữa lúc ấy, Mồ Côi cũng làm bộ hớt hải chạy tới, chàng kéo được cái bồ ướt sũng nước lên đặt trên hòn đá, rồi chàng đi đến gần phú ông trách :
- Ông bảo ở lại đi thăm người bạn sao lại chui vào bồ bông như vậy ? Rõ thật đáng kiếp chưa!
Phú ông nín lặng không nói một lời. Một lúc lâu, Mồ Côi lại lên tiếng hỏi :
- Ông ơi ! Con làm ông suýt chết trôi, ông có tức giận lắm không ?
Phú ông vẫn bình tĩnh :
- Ông giận mày thì ông còn ở được với ai !
Một hôm chàng theo phú ông đi cày. Cày đến giữa buổi, thấy xa xa có một đoàn ngựa của quan trấn đi tới, Mồ Côi nảy ra ý nghĩ liền thôi cày và rủ phú ông cùng về. Trong lúc phú ông còn đang rửa cuốc thuổng, chàng nhanh chân về trước, đến chỗ khuất, chàng ngồi ỉa ngay một bãi giữa đường rồi hạ nón úp đống phân lại. Khi phú ông đi tới gần, chàng làm bộ hai tay khư khư đè cái nón úp và nói :
- Con vừa úp được một con chim lửa trời rất đẹp. Người ta nói nhà ai có con chim này thì lúc nào cũng vui và làm ăn thịnh vượng. Con định bắt nó đem về cho ông nuôi.
Phú ông toan thò tay vào bắt thì Mồ Côi gạt đi : - Không được ! Ông thò tay vào thì nó sẽ bay đi mất đấy, ông hãy giữ chắc cái nón để con chạy ù về lấy cái lưới ra đây giăng bắt cho chắc chắn. Ông chớ để xổng mà con bắt đền đấy.
Phú ông giơ hai tay giữ lấy cái nón úp. Mồ Côi vừa đi khỏi một lúc thì quan trấn đi đến, thấy phú ông ngồi bệt giữa đường, tên quan bèn quát hỏi. Nhưng phú ông không thưa không rằng mà cũng không tránh đường, hai tay vẫn khư khư giữ chắc cái nón úp. Quan lấy làm lạ liền xuống ngựa đến gần hỏi :
- Anh là ai mà lại ngồi câm ngồi điếc ở giữa đường như vậy ? Phú ông thưa :
- Bẩm quan trong nón có con chim lửa trời !... Nghe nói đến chim lửa trời quan cũng thích lắm. Lão bảo phú ông bắt lấy bán cho mình. Phú ông nói :
- Xin ông hãy khoan khoan chờ thằng ở tôi một lúc, nó sắp mang lưới ra bây giờ.
Lão quan sốt ruột bèn nói : - Được ! Anh cứ để ta thò tay bắt, nếu làm xổng thì ta sẽ đền. Lão ngồi xuống, rồi thò tay vào khoắng dưới cái nón, nhưng chim lửa trời đâu chả thấy mà lại quờ phải đống cứt. Lão nổi khùng quát :
- A ! Ra cái lão già này dám trêu vào tay ta. Mày có biết ta là ai không ? Hả !...
Rồi lão sai lính nọc cổ phú ông ra đánh năm mươi roi, vẫn chưa hả dạ, lão còn ra lệnh cho lính cởi quần phú ông ra rồi lấy kim chỉ khâu lỗ đít lại, bọn lính răm rắp tuân lệnh quan. Bị kim xâu qua da thịt, phú ông khóc lóc kêu trời.
Khi về đến đầu làng phú ông mới gặp Mồ Côi vác lưới chạy ra, lão hầm hầm quát :
- Cái thằng diều tha hổ vồ kia, làm sao mày dám lừa ông như vậy để ông phải một trận đòn !
Mồ Côi còn làm già : - Thôi ! Thôi ! Cái ông này ! Chắc đã làm xổng mất con chim lửa trời của tôi rồi. Nếu ông làm mất thật thì ông phải đền đấy.
Nghe Mồ Côi nói, phú ông càng nổi xung. Lão lớn tiếng quát, làm cho cả làng phải chạy ra :
- Cái thằng chết băm chết vằm kia ! Mày muốn tốt thì lập tức ra khỏi nhà tao ngay. Các ông các bà xem, nó làm cho tôi tức tối biết bao nhiêu, tôi không thể để cái thằng hỗn láo này ở lại thêm một lúc nào nữa. Đồ chó chết cút ngay !
Mồ Côi nhìn phú ông rồi nhìn mọi người, chờ phú ông nói hết lời, chàng mới nhẹ nhàng nói :
- Thưa ông xin ông bớt giận, con sẽ ra khỏi nhà ngay. Nhưng từ nay con là rể của ông, xin các ông, các bà làm chứng cho con.
Phú ông như bừng tỉnh mộng liền nói : - Ừ nhỉ ! Mày cũng xứng đáng là rể của tao !


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Audio book Chú lính chì dũng cảm- Hans Christian Andersen


Link nghe audio + book: http://vnaudiobook.com/audio-books-Chu-linh-chi-dung-cam-519.html

Tác giả: Hans Christian Andersen
Nội dung truyện: Vào đêm Giáng sinh, cha của một cậu bé đã tặng cậu một món quà thật bất ngờ, đó là một chiếc hộp đồ chới với 25 chú lính được làm bằng những cái muỗng chì. Chú nào cũng đẹp cả : đeo bên mình một cây súng trường, trong trang phục quân đội màu đỏ và xanh, mỗi người một vẻ với tư thế nghiêm trang. Nhưng đặc biệt có một chú lính bị gãy mất một chân, tuy hơi tiếc nhưng cậu bé vẫn luôn vui chơi với món đồ chơi mà cha đã tặng cho. Khi được mẹ gọi xuống nhà, cậu bé đã bỏ mặc chú lính lại. Chú cảm thấy rất buồn vì chỉ riêng chú mình chỉ có 1 chân.
Thế rồi chú quyết định ra đi để ra đi tìm hiểu những những điều của cuộc sống xung quanh chú. Trải qua bao nhiêu gian nan, khó khăn, cuối cùng, chú cũng đã được trở về nhà và kết bạn với một cô bé vũ nữ đồ chơi xinh xắn. Khi cậu bé trở về nhà, cậu thấy chú lính như một phần nào vui hơn vì được ở bên người bạn thân thiết.

Audio book Tám Cám

Link nghe audio + book miễn phí : http://vnaudiobook.com/audio-books-Tam-cam-485.html
Thể loại : Truyện cổ tích

Giới thiệu truyện: Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích Việt Nam thuộc thể loại truyện cổ tích thần kì, phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cùng ước mơ cái thiện thắng cái ác của người Việt Nam.

Nội dung truyện:
Ngày xưa, nhà kia có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị là Tấm, em là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, ít năm sau thì cha Tấm cũng qua đời. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám.

Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ sai đi bắt tép, đứa nào bắt được nhiều thì được thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi để bắt. Còn Cám do được mẹ nuông chiều, ham chơi nên chẳng bắt được. Cuối buổi, thấy giỏ Tấm nhiều tép, Cám nghĩ kế rồi nói:

        "Chị Tấm ơi chị Tấm
        Đầu chị lấm bùn
        Chị hụp[5] cho sâu
        Kẻo về mẹ mắng!"

Tấm nghe lời em, xuống ao tắm gội. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà.

Lên bờ, thấy giỏ trống không, Tấm ôm mặt khóc nức nở. Bụt hiện lên hỏi, Tấm liền kể hết sự tình. Bụt bảo lấy con cá bống còn sót trong giỏ về nuôi dưới giếng, mỗi khi cho ăn thì gọi:

        "Bống bống bang bang
        Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
        Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa[6] nhà người."

Tấm về làm theo lời Bụt dạy. Từ ngày đó, mẹ Cám thấy Tấm hay dành một bát cơm mang ra giếng sau khi ăn, liền sinh nghi sai Cám đi rình. Biết được sự thật, hôm sau mẹ Cám bảo Tấm đi chăn trâu nơi xa[7], ở nhà mẹ con Cám bắt cá bống của Tấm lên ăn.

Về nhà thấy không còn cá bống, Tấm lại khóc. Bụt hiện lên, Tấm kể lại đầu đuôi. Bụt bảo lấyxương cá bống bỏ vào bốn cái lọ rồi đem chôn dưới bốn chân giường Tấm nằm. Tấm nghe lời Bụt dạy làm ngay.nhưng không tìm thấy gà lại nói ::"cụcta cục tạc , cho ta nắm thóc, ta đào xương cho Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Hai mẹ con Cám cũng đi dự. Tấm muốn đi dự hội nhưng bị mẹ Cám trộn một đấu gạo với một đấu thóc bắt ở nhà nhặt cho xong, vả lại không có quần áo đẹp để đi. Tấm buồn mà khóc. Bụt tiếp tục hiện lên giúp Tấm. Bụt gọi một đàn chim sẻ xuống nhặt thóc cho Tấm trong nháy mắt, rồi bảo Tấm đào bốn cái lọ ngày trước chôn ở dưới bốn chân giường lên. Tấm đào lên thì thấy bốn cái lọ chứa đầy quần áo đẹp, một đôi hài thêu kim tuyến óng ánh, lại có một con ngựa đầy đủ yên cương. Tấm thay quần áo rồi cưỡi ngựa đi. Lúc này, trông Tấm vô cùng xinh đẹp.

Lúc qua cầu, Tấm vô ý làm rơi mất một chiếc hài xuống nước. Một lát, đoàn hộ tống nhà vua đi dự hội nhặt được chiếc hài ấy. Vua ngắm chiếc hài rồi ra lệnh: "Hễ đàn bà con gái nào dự hội ướm vừa chiếc hài này thì vua sẽ cưới làm vợ." Ai cũng tranh nhau ướm thử nhưng không vừa. Mẹ con Cám cũng vậy. Đến lượt Tấm ướm thử thì vừa như in. Nhà vua cho đem kiệu rước Tấm về cung làm vợ mình trước con mắt hằn học của mẹ con Cám.

Ngày giỗ cha, Tấm về ăn giỗ. Dì ghẻ bảo Tấm trèo cây cau, hái cau cúng cha. Đang khi Tấm ở trên ngọn cau thì ở dưới dì ghẻ lấy dao chặt cây làm Tấm té mà chết. Cám lấy quần áo Tấm mặc rồi vào cung thay Tấm. Tấm chết biến thành chim vàng anh cũng bay về cung.

Thấy Cám giặt áo cho vua, chim bảo:

        "Giặt áo chồng tao
        Thì giặt cho sạch,
        nếu giặt không sạch ,
        tao rạch mặt cho
        Phơi áo chồng tao
        Thì phơi bằng sào
        Chớ phơi bờ rào
        Rách áo chồng tao!"

Vua thấy chim hay bay theo mình, nhớ Tấm, liền bảo chim rằng:

        "Vàng ảnh vàng anh
        Có phải vợ anh
        Chui vào tay áo."

Dứt lời, chim bay vào tay áo vua. Từ đó, vua suốt ngày quấn quýt với chim vàng anh, khiến Cám tức tối về mách mẹ. Mẹ Cám bảo Cám bắt chim đem cho mèo ăn, chôn lông chim ngoài vườn. Chẳng bao lâu nơi đó mọc lên một cây xoan đào, xum xuê tươi tốt. Vua thấy đẹp nên sai người mắc võng vào cây hóng mát. Mỗi khi nằm dưới bóng cây vua lại thấy hình ảnh Tấm hiện ra, nên rất quý cây. Cám được mẹ xui chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Lúc ngồi dệt vải, Cám nghe con ác[8] trên khung cửi kêu:

        "Kẽo cà, kẽo kẹt.
        Dám tranh chồng chị
        Chị khoét mắt ra."

Cám hốt hoảng và nói với dì ghẻ. Nghe lời mẹ chỉ, Cám đốt khung cửi rồi đổ tro bên đường xa cung vua. Từ đống tro ấy mọc lên một cây thị, chỉ có duy nhất một trái to vàng. Một bà bán hàng nước đi qua thấy trái thị liền nói:

        "Thị ơi thị rụng bị bà.Bà để bà ngửi chứ bà không ăn."

Tức thì quả thị rụng ngay vào bị, bà lão đem về nhà. Từ đó, ngày nào đi chợ về bà cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm nước sẵn sàng. Ngạc nhiên, một hôm bà lão giả vờ đi chợ rồi quay lại rình xem. Bà thấy một cô gái xinh đẹp từ quả thị bước ra, nấu cơm, sửa soạn nhà cửa. Bà vội chạy vào nhặt cái vỏ thị, xé vụn. Từ đó hai người sống với nhau như mẹ con.

Một hôm, nhà vua đi ngang ghé hàng nước của bà. Bà lão rót nước mời vua ăn trầu. Thấy miếng trầu têm cánh phượng giống hệt trầu Tấm têm cho vua ngày xưa, nhà vua mới hỏi bà lão ai đã têm trầu. Bà lão gọi Tấm ra. Vua nhận ra vợ mình, đón Tấm trở về cung, hai người sống hạnh phúc như xưa.

Sau này, Cám thấy Tấm vẫn còn sống mà lại trắng đẹp hơn xưa nên băn khoăn tự hỏi vì sao. Tấm bày cho Cám tắm với nước sôi thì sẽ đẹp. Cám hí hửng làm theo, đổ một bồn nước sôi rồi tắm sau đó chết ngay tức khắc. Tấm sai người chặt xác của cám ra làm 8 khúc, lấy thịt làm cỗ mắm rồi gửi cho dì ghẻ ăn. Thấy Tấm có lòng tốt, dì ghẻ không nghi ngờ gì mà vẫn cứ ăn. Một con quạ chợt đậu lại bên cửa sổ, nhìn vào và hó:

        "Ngon ngỏn ngòn ngon. Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?"

Mẹ cám nhận ra cỗ mắm mà Tấm gởi cho mình thật ra là thịt của Cám. Quá đau khổ, bà ta hoá điên chạy ra khỏi nhà và bị sét đánh chết. 

Audio Dế Mèn phưu lưu ký- Tô Hoài





Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-De-men-phieu-luu-ky-480.html

Tác giả: Tô Hoài
Thể loại: Ký

Giới thiệu truyện:
"Dế mèn phiêu lưu kí" là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ban đầu truyện có tên là "Con dế mèn" (chính là ba chương đầu của truyện) do Nhà xuất bản Tân Dân, Hà Nội phát hành năm 1941. Sau đó, được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, Tô Hoài viết thêm truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" (là bảy chương cuối của chuyện". Năm 1955, ông mới gộp hai chuyện vào với nhau để thành truyện "Dế mèn phiêu lưu kí" như ngày nay. Truyện đã được đưa vào chương trình học lớp 6 học kì 2 môn Ngữ Văn của Việt Nam.
Truyện gồm 10 chương, kể về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới muôn màu muôn vẻ của những loài vật nhỏ bé.
Chương 1 kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
    Chương hai tới chương chín kể về những cuộc phiêu lưu của Mèn, với người bạn đường là Dế Trũi.
    Chương mười kể về việc Mèn cùng Trũi về nhà và nghỉ ngơi, dự tính cuộc phiêu lưu mới.
Hậu duệ thứ 18 của Mèn (được nhà Văn Tô Hoài hoan nghênh và ủng hộ),có tên là Tomi Happy. Khác với cụ tổ Mèn nhỏ bé xưa kia ngang dọc vùng thôn quê yên bình, còn hậu duệ Tomi thì lột xác biến đổi và phiêu bạt đến các điểm có những biến cố quan trọng của thế giới con người. Sống trong thời đại siêu kỹ thuật số nhưng Tomi Happy vẫn mang trong mình dòng máu phiêu lưu và can trường như các bậc tiền bối. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn Tomi Happy đang là đề tài cho cuộc thi sáng tác văn học của các nhà văn tuổi Teen, được rất nhiều các thanh thiếu niên tham gia. Đây được xem như sự thể nghiệm nhằm lưu giữ và phát triển những tác phẩm thuần Việt, cũng như để phát hiện cây viết tài năng tuổi Teen cho nền văn học nước nhà trong xu thế hội nhập. 

Audio book Trí khôn của ta đây





Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Tri-khon-cua-ta-484.html
Thể loại: truyện cổ tích

Giới thiệu nội dung truyện:
Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

- Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

- Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khôn, anh ạ!

Cọp không hiểu, tò mò hỏi:

- Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu không biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

- Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy!

Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?

Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói:

- Trí khôn tôi để ở nhà. Ðể tôi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tôi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nông dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói:

- Nhưng mà tôi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:

- Hay là anh chịu khó để tôi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng không dám ngoái nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, còn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả.

Audio book Sự tích bánh chưng bánh dày





Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-Su-tich-banh-chung-banh-day-497.html
Thể loại: Truyền thuyết

Giới thiệu nội dung: Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

 Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Audio book Sơn tinh Thủy Tinh


Link nghe audio + book miễn phí: http://vnaudiobook.com/audio-books-SON-TINH--THUY-TINH-498.html
Thể loại: Truyền thuyết

Giới thiệu nội dung truyện:
Truyện lấy bối cảnh thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc tìm kiếm người chồng đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình. Hai nhân vật trung tâm của truyện là Sơn Tinh và Thủy Tinh - hai người đến kén rể, đều mang trong mình sức mạnh phi thường. Vua Hùng rất khó xử về việc nên gả con gái cho người nào, nên ông đã ra quyết định ai dâng những lễ vật tới sớm nhất thì sẽ được gả Mị Nương.Sính lễ bao gồm một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao , mỗi thứ một đôi. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên .Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những sản vật nộp nhanh cho nhà vua. Khi Sơn Tinh đã trở thành con rể vua Hùng thì Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn sai những quân lính cùng mình đi đánh Sơn Tinh. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người.Nhưng Thủy Tinh không thể đánh lại được Sơn Tinh đành rút quân về.Từ đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh thường xuyên đánh nhau mỗi năm, gây ngập lụt vùng dân sinh sống. Nhưng lần nào Thủy Tinh cũng thua, đành rút quân về.